Thứ Ba, 25 tháng 4, 2023

thumbnail

Sóng ngầm trên thị trường bất động sản Long An

 

Kể từ năm 2017, Long An được giới chuyên gia đánh giá là đối trọng của Đồng Nai và Bình Dương trong việc phát triển những khu đô thị vệ tinh và thu hút dân cư về sinh sống tại vùng ven nhờ những chuyển biến mạnh mẽ của hạ tầng giao thông và chính sách thu hút đầu tư khoa học, bài bản. Thế nhưng diễn biến thực tế lại cho thấy sự trái ngược khi thị trường bất động sản Long An khá trầm lắng trong 5 năm trở lại đây cả về mặt truyền thông và số lượng dự án được mở bán trên thị trường.

Quy hoạch vùng TPHCM

            Tuy nhiên đối với giới chuyên môn và những người có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường lại có những nhận định khác biệt, bản chất của sự thay đổi về hạ tầng đô thị Long An kết hợp với những yếu tố vĩ mô đang tạo nên những đợt sóng ngầm liên tiến vỗ vào bờ và những người lạc quan nhất vẫn có thể trông chờ vào sự lột xác toàn diện của thị trường bất động sản Long An trong thời gian sớm nhất, đó có thể là khi thị trường bất động sản Việt Nam có dấu hiệu phục hồi và bước vào chu kỳ thứ tư kể từ khi ra đời vào năm 1990.

            Xét về quy hoạch tổng thể, Long An giữ vai trò cực kỳ quan trông trong quy hoạch vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 định hướng đến năm 2050, theo đó 3 huyện giáp ranh TP.HCM là Bến Lức, Đức Hòa và Cần Giuộc thuộc về quy hoạch lõi trung tâm của vùng, khu vực có tuyến đường Vành đai 4 đi qua định hướng hình thành nên Vành đai công nghiệp phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của khu vực phía Nam. Xu hướng dịch chuyển sản xuất về Long An từ vùng nội thành đã diễn ra từ những năm đầu thế kỷ 2000 tại huyện Đức Hòa với những ngành phụ trợ và công nghiệp nhẹ và ở thời điểm hiện tại huyện Bến Lức sẵn sàng trở thành trung tâm công nghệ cao với hàng loạt khu công nghiệp được quy hoạch theo khu vực Đường tỉnh 830 và Sông Vàm Cỏ Đông, cùng với đó là khu siêu kinh tế quy mô hơn 32.000ha được quy hoạch tại huyện Cần Giuộc và huyện Cần Đước với trọng tâm là dịch vụ cảng, logistic luôn trong tâm thế sẵn sàng đón nhận những nhà đầu tư trong và ngoài nước.

ð  Xem thêm: Quy hoạch vùng TPHCM 2030 – 2050

ð  Xem thêm: Quy hoạch khu siêu kinh tế Long An

            Xét về hạ tầng giao thông, Long An vốn là địa phương thừa hưởng mạng lưới giao thông hiện đại bậc nhất khu vực phía Nam nhờ vị trí cửa ngõ kết nối Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh miền Tây. Long An hiện đang sở hữu 5 tuyến quốc lộ (trong đó quốc lộ N1 đang trong quá trình nghiên cứu đầu tư) và 2 tuyến Cao tốc (Cao tốc Bến Lức – Long Thành dự kiến khai thác vào năm 2025). Chính quyền địa phương luôn chú trọng phát triển hạ tầng giao thông làm nền tảng cho việc thu hút đầu tư sản xuất và sau đó là những ngành có liên quan như bất động sản và hạ tầng đô thị dành cho người dân cũng sẽ được đồng bộ. Minh chứng cụ thể qua việc dự chi ngân sách 30.000 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng giao thông trong giai đoạn 2021 – 2025.

ð  Xem thêm: Quy hoạch Quốc Lộ N1

ð  Xem thêm: Quy hoạch Cao tốc Bến Lức – Long Thành

            Xét về quy hoạch phát triển kinh tế, Long An luôn đặt mục tiêu thu hút đầu tư trong và ngoài nước với chính sách mời gọi đầu tư hấp dẫn và những quyết sách tạo nền tảng cho các doanh nghiệp ổn định sản xuất lâu dài. Đi kèm với đó là phát triển những khu đô thị vệ tinh đồng bộ với sự phát triển của kinh tế, đặc biệt là sản xuất công nghiệp khi đây là ngành có nhu cầu vể các sản phẩm nhà ở cao nhất. Đó cũng chính là lý do thị trường bất động sản Long An luôn trầm lắng trong 5 năm trở lại đây khi số lượng các dự án được mở bán luôn được siết chặt.

            Tất cả những yếu tố trên được đánh giá như những cơn sóng sẽ đưa Long An bước vào chu kỳ mới của nền kinh tế và chu kỳ mới của bất động sản với một tâm thế rất khác.

Subscribe by Email

Follow Updates Articles from This Blog via Email

No Comments

About

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.